>> CẨM NANG KỸ THUẬT | THỦY SẢN

Tích cực cải tạo ao đầm trước khi bước vào vụ nuôi thả mới
Tin đăng ngày: 28/3/2018 - Xem: 11673

Nuôi trồng thủy sản năm 2017 đã khép lại với nhiều kết quả khả quan. Hiện nay, tranh thủ thời tiết nắng ráo với khí thế khẩn trương bà con nông dân đang tích cực hoàn thiện nốt công tác cải tạo ao đầm, đảm bảo thời vụ nuôi thả năm 2018.  

Về vùng nuôi trồng thủy sản xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên những ngày này, đi đến đâu cũng thấy bà con nông dân đang tất bật hoàn thiện nốt công tác cải tạo ao đầm, chuẩn bị bước vào vụ nuôi thả mới. Gia đình anh Lê Quốc Lự (xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên) có gần 1ha ao nuôi tôm. Trong năm 2017, mỗi vụ anh nuôi thả 15 vạn con giống tôm thẻ chân trắng. Tổng kết lại một năm nuôi trồng thủy sản đã qua, đã cho gia đình anh nguồn lợi nhuận đáng kể, ước tính hơn 300 triệu đồng. Do đây mới là năm thứ hai anh nuôi thủy sản nên chưa có nhiều kinh nghiệm về chọn giống, thức ăn và kỹ thuật nuôi tôm... Mặt khác, năm vừa qua ao hồ nuôi chịu tác động xấu từ thời tiết nên lợi nhuận chưa đạt như mong muốn. Bởi vậy, anh đặt niềm tin lớn vào vụ nuôi thả năm 2018 sắp tới. 

Ngay sau khi thu hoạch xong toàn bộ diện tích nuôi tôm từ khoảng tháng 9/2017, anh  đã tiến hành rút hết nước trong ao nuôi, dọn vệ sinh đáy ao. Đáy ao thường được làm nghiêng và có một khoảng nhỏ tại giữa ao, thường được gọi là “rốn ao”, được đào sâu hơn mặt đáy. Đây là nơi để tập trung tạp chất như chất thải của tôm, thức ăn thừa, rong rêu... trong quá trình nuôi. Chính việc thiết kế “rốn ao” đã giúp đáy ao sạch hơn, việc xử lý các chất thải cũng đơn giản hơn rất nhiều. Sau khi xử lý phần chất thải tại rốn ao sẽ tiến hành phơi khô đáy ao và rắc vôi bột để khử trùng. Với thời gian khoảng một tuần để phơi khô ao và rắc vôi bột, sau đó sẽ lấy nước vào ao nuôi và tiếp tục ngâm trong khoảng một tuần nữa rồi tiến hành bơm nước ra Ngoài ra, năm nay  bên cạnh việc tự bổ sung những kiến thức về nuôi tôm, anh Lự đã đầu tư 2 ao nuôi an toàn sinh học, toàn bộ diện tích nuôi anh đã đầu tư lót bạt để nuôi theo hướng thâm canh nhằm giảm thiểu dịch bệnh. Anh chia sẻ, giống tôm rất nhạy cảm với môi trường, vì vậy việc cải tạo ao theo đúng kỹ thuật và khử trùng ao nuôi là rất cần thiết.  Có thể thấy việc đầu tư và xử lý ao nuôi để chuẩn bị cho vụ nuôi thả mới tuy tốn kém nhiều kinh phí, song rất quan trọng, hạn chế khả năng tôm bị nhiễm bệnh trong quá trình nuôi. Bởi vậy các hộ nuôi tôm ở xã Cẩm Lộc huyện Cẩm Xuyên cũng đang khẩn trương thực hiện việc nâng cấp, cải tạo và khử trùng ao đầm nuôi. Với hộ nuôi thủy sản lâu năm như gia đình ông Trương Văn Hường ở thôn 5 xã Cẩm Lộc huyện Cẩm Xuyên thì có cách làm hơi khác vì toàn bộ khu ao nuôi thủy sản của ông trước đây còn khá đơn sơ, không đảm bảo kỹ thuật để nuôi thả tôm thâm canh. Vụ đông vừa qua, ông thả nuôi cua và đang chuẩn bị thu hoạch. Sau khi thu hoạch xong cua ông quyết định đầu tư, cải tạo lại ao đầm để nuôi tôm. Tuy nhiên  các quy trình vệ sinh và cải tạo ao đầm được hướng dẫn và có quy định thời gian cụ thể.  Khi tiến hành lấy nước nuôi, các hộ cũng cần chú ý độ mặn phù hợp từ 18 đến 22%, đồng thời tiến hành xử lý nước trong cả ao ương và ao nuôi thương phẩm. Các hộ nuôi thả cũng cần tiến hành kiểm tra các chỉ số môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho ổn định, phù hợp với yêu cầu sinh thái của đối tượng nuôi. Mọi công việc chuẩn bị cần hoàn tất để đầu tháng 4/2018 sẽ bắt đầu vụ nuôi thả mới.

Theo ông Hoàng Văn Ngọ - Chủ tịch UBND xã Cẩm Lộc huyện Cẩm Xuyên , năm nay, xã Cẩm Lộc huyện Cẩm Xuyên mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản lên trên 42 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 24,5 ha, theo kế hoạch sản xuất nuôi trồng thủy sản của xã đề ra, việc cải tạo ao đầm sẽ bắt đầu từ cuối tháng 2/2018 và phải hoàn thành trong tháng 3/2018. Rút kinh nghiệm năm ngoái, một số hộ dân thả quá sớm, gặp mưa rét tôm không phát triển được bị dịch bệnh rất nhiều, vụ tôm năm nay xã tập trung chỉ đạo và tuyên truyền người dân chờ nắng ấm mới thả tôm. Đến nay bà con đã tập trung cải tạo ao đầm, phơi hồ, xử lý mầm bệnh, đến nay đã có  80% diện tích ao nuôi đã được cải tạo, đang chuẩn bị lấy nước và xử lý màu để thả giống.

 

Nguyễn Hoàn

Nguồn:
Từ khóa:

Thủy sản khác:

26/7/2021 - Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi
16/7/2021 - Nguyên nhân, tác hại và biện pháp xử lý phèn trong ao nuôi tôm
22/6/2021 - Chủ động ứng phó với mùa mưa bão trong nuôi trồng thuỷ sản năm 2021
14/5/2021 - QUẢN LÝ TỐT AO NUÔI TÔM TRONG MÙA NẮNG NÓNG
2/3/2021 - Giới thiệu một số cơ sở cung ứng giống tôm thẻ chân trắng cho bà con tham khảo, lựa chọn năm 2021
16/7/2020 - ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC EM TRONG NUÔI TÔM
13/5/2020 - Một số khuyến cáo trong nuôi ngao khi thời tiết nắng nóng
6/5/2020 - Một số biện pháp chống nóng cho thủy sản
18/3/2020 - Phòng, trị bệnh virus mùa xuân trên cá chép
28/10/2019 - Một số biện pháp phòng, chống bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi nước lợ
4/7/2019 - Nuôi tôm 'công nghệ 234'
18/6/2019 - Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá theo hình thức "sông trong ao"
4/6/2019 - Tăng cường quản lý, kiểm soát loài tôm càng đỏ.
29/5/2019 - Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm trong bể bạt bằng con giống nhân tạo, sử dụng nước ngầm
6/5/2019 - Kinh nghiệm lựa chọn tôm giống chất lượng
 
  VIDEO CLIPS  
Video
PS Nông nghiệp tuần hoàn chi phí thấp, lợi nhuận cao
PS Đẩy mạnh sản xuất hữu cơ trên cây ăn quả có múi
Nông nghiệp tuần hoàn xu thế tất yếu
Tình hình phát triển cây ăn quả có múi tại Hà Tĩnh
Phòng trừ sâu bệnh trước khi lúa trổ bông
Chung tay chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Cải tạo ao đầm trước vụ tôm xuân hè
Thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật nỗ lực từ các địa phương
Phòng trừ sâu bệnh cho lạc xuân
Nâng cao chất lượng tiêm phòng cho đàn vật nuôi
 
  VĂN BẢN MỚI  
Về việc đẩy mạnh công tác Khuyến nông

Thông báo Danh sách thí sinh trúng tuyển vào làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tại kỳ tuyển dụng năm 2022

Thông báo chương trình thực tập sinh tại Hàn Quốc

Chương trình khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025

Chương trình Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023 - 2025

NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phòng trừ sâu bệnh hại lúa từ nay đến cuối vụ xuân năm 2022

Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh.

NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH Về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025”

KẾ HOẠCH: Khuyến nông năm 2021

 
THƯ VIỆN ẢNH
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập 5
Máy chủ tìm kiếm 10
Khách viếng thăm 7
Hôm nay: 4,054
Tất cả: 987,912
  FANPAGE FACEBOOK  
 
  Trang chủ I  Giới thiệu   I  Tin tức   I  Hoạt động khuyến nông   I  Hoạt động ngành NN   I  Cẩm nang kỹ thuật   I  Gương điển hình   I  Chuyên đề NN-NT   I  Dự Án    

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Địa chỉ: Số 150 đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 0393 856739/ Fax: 0393 856737 - Hotline: 0912.128.464
Email: [email protected] - Website: http://khuyennonghatinh.com